Tìm hiểu tổng quan về cấu tạo cổng trục

Ngày đăng: 20/01/2023 08:24 PM

         Cổng trục được đánh giá là thiết bị cần thiết cho hoạt động nâng – hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu phổ biến hiện nay. Do đặc điểm về mặt chức năng nên cổng trục thường bị nhầm lẫn với cầu trục. Vậy thiết bị này là gì? Có điểm gì khác với cầu trục? Cấu tạo như thế nào? Hãy cùng giải đáp mọi thông tin qua bài viết nhé!

    Tìm hiểu tổng quan về cấu tạo cổng trục


         Cổng trục cũng là một thiết bị có chức năng nâng hạ, di chuyển các vật nặng phổ biến nhất nhì hiện nay. Thiết bị này sẽ làm việc theo chu kỳ với nhiệm vụ nâng lên, hạ xuống và di chuyển hàng hóa, vật có tải trọng nặng trong một không gian hoạt động. Hàng hóa sẽ được treo lên bởi móc treo hay bằng những thiết bị mang tải khác. Với phần dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.

         Cổng trục có ưu điểm là cho phép di chuyển thông qua bộ phận bánh xe để có thể hoạt động tốt kể cả trong nhà cũng như ngoài trời. Do đó tính ứng dụng của thiết bị cổng trục cũng cao hơn so với một số thiết bị khác có cùng tính năng. Mặc dù hiện nay có rất nhiều loại cổng trục khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn gồm có 2 phần là kết cấu thép và các thiết bị hỗ trợ.

    Kết cấu thép trong thiết bị cổng trục

         Kết cấu thép trong cổng trục được hiểu là bộ phận có khả năng chịu lực, đóng vai trò giống một khung nâng đỡ cho toàn bộ thiết bị cũng như hàng hóa. Kết cấu thép của cổng trục được làm từ chất liệu thép hình và thép tấm. Hai loại thép thông dụng nhất là thép SS400 và thép Q345

         Kết hợp với đó là những chi tiết được gia công cơ khí như: bánh xe di chuyển, trục,  khớp cứng, khớp mềm, bạc. Những chi tiết này đều được làm từ chất liệu thép hợp kim C45 theo đúng quy định tiêu chuẩn Việt Nam.

         Thông thường kết cấu thép cổng trục sẽ có trọng lượng nặng hơn so với thiết bị cầu trục trong cùng một mức tải trọng nâng. Nguyên nhân là do chúng được trang bị thêm bộ phận chân di chuyển. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà sẽ lắp đặt cổng trục với bộ phận chân di chuyển khác nhau. Đa số phần chân cổng trục sẽ được lắp đặt đối xứng hay theo dạng tựa trên trụ công trình để phân tán đều trọng lượng vật nặng. Từ đó giúp hoạt động vận chuyển hàng hóa được an toàn hơn.